Bộ Chương Trình Quản Lý Sản Xuất
Bộ Chương Trình Quản Lý Sản Xuất
- Quản trị tồn kho – Hoạch định nhu cầu vật tư
- Quản lý sản xuất hàng ngày hiệu quả
- Quản lý bảo trì bảo dưỡng thiết bị xưởng sản xuất
- Kỹ năng giám sát & quản lý sản xuất
- Lập kế hoạch điều độ sản xuất
- Nghiệp vụ quản lý kho chuyên nghiệp
- Quản lý sản xuất tinh gọn theo Lean
- Kỹ năng giám sát chất lượng (Dành cho QC)
- Quản đốc phân xưởng chuyên nghiệp
- Ứng dụng 7 công cụ thống kê trong sản xuất
- Giảm lãng phí trong sản xuất bằng công cụ GHK
- Bảo trì năng suất toàn diện – TPM
- Nhận thức 5S Kaizen
- Kỹ năng thực hiện 5S
- Quản lý, tiết giảm chi phí sản xuất
- Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp
Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp
15-11-2024
6 Buổi
Inhouse (Doanh Nghiệp)
Public (Tại MTC)
Online (Zoom)
Sáng: 8h30 - 11h30, Chiều: 13h00 - 16h00
Online/Offline
3.200.000
2.880.000
Giới thiệu
Tổ trưởng sản xuất là gì?
Tổ trưởng sản xuất là người đứng đầu của một tổ, một nhóm nhân công trong phân xưởng, hay nhà máy, có nhiệm vụ giám sát, quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động diễn ra trong tổ mình.
Công việc của tổ trưởng?
Công việc cụ thể mà người quản lý, giám sát một tổ cần thực hiện hàng ngày như sau:
– Quản lý thành phẩm: nhận kế hoạch ngày/tuần/tháng/quý từ quản đốc xưởng và tổ chức thực hiện phân công lao động, sắp xếp công việc của từng tổ viên phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn, sao cho đảm bảo hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu được giao. Đồng thời, cần kiểm tra số lượng, chất lượng thành phẩm, vật tư sản xuất, ghi chép sổ sách để có thể đối soát sau này. Bên cạnh đó, tổ trưởng cần giám sát, đôn đốc nhân viên, kiểm tra từng công đoạn, hạng mục để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung.
– Quản lý con người: tổ trưởng của một tổ có nhiệm vụ chấm công hàng ngày, ghi chép đầy đủ và chính xác mọi hoạt động, công việc diễn ra hàng ngày vào sổ nhật ký vận hành của tổ sản xuất. Bên cạnh đó, tổ trưởng còn có nhiệm vụ tổ chức đánh giá định kỳ tình hình lao động sản xuất, việc chấp hành các quy trình trong sản xuất, đánh giá về mức độ an toàn lao động và vệ sinh trong tổ. Đồng thời, thực hiện khen thưởng hoặc kiểm điểm cho những cá nhân trong tổ.
– Quản lý thiết bị: trong tổ có những thiết bị nào, số lượng ra sao, cách thức vận hành, chất lượng của từng thiết bị,…tổ trưởng đều phải nắm rõ. Hơn nữa, cần kiểm tra để kịp thời phát hiện, chủ động giải quyết những phát sinh, tồn đọng nhằm đảm bảo quá trình vận hành được an toàn, liên tục và hiệu quả.
Bên cạnh đó, tổ trưởng cần thường xuyên kiểm tra các tổ viên có thực hiện đúng quy định sử dụng máy móc, thiết bị hay không, cũng như kiểm tra định kỳ thiết bị để tránh hỏng hóc, gây hại đến tính mạng con người.
Hơn nữa, công việc của một tổ trưởng không hề ít, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ vững, bên cạnh đó việc trau dồi các kỹ năng mềm, giao tiếp xã hội cũng cần phải tích lũy. Nếu những kỹ năng này không được học hỏi, trau dồi, tích lũy thường xuyên, sẽ dẫn đến thiếu kinh nghiệm, khiến công việc bị ách tắc, không đạt hiệu quả. Vì vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề đào tạo chuyên môn này để công việc trong tổ sản xuất trở nên dễ dàng hơn.
Khi doanh nghiệp có một đội ngũ quản lý giỏi, họ sẽ không còn phải lo giải quyết những vấn đề cá nhân cho công nhân nữa. Vấn đề còn lại là làm sao tạo cho đội ngũ này một môi trường thi đua tích cực để họ có thể cống hiến và đưa ra những kết quả sản xuất hiệu quả nhất với sản phẩm có chất lượng và năng suất cạnh tranh.
Khóa học “Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp” do Trường Đào Tạo & Tư Vấn MTC sẽ đáp ứng những trăn trở, bức xúc nhất của doanh nghiệp cũng như các cán bộ quản lý này thông qua đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực quản lý sản xuất.
Mục tiêu
Sau khóa học, học viên có thể
+ Hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của một người tổ trưởng trong quá trình triển khai hoạt động sản xuất khu vực mình phụ trách.
+ Trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản cần có của một người tổ trưởng sản xuất.
+ Biết cách triển khai công việc trong tổ để hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ được giao.
+ Được trang bị các giải pháp, công cụ và biết cách khai thác tối đa sức mạnh của tổ sản xuất để đạt được mục tiêu về chất lượng và năng suất sản xuất đồng thời lập ra các kế hoạch hành động nhằm chống thất thoát, giảm thiểu lãng phí cho doanh nghiệp của mình.
+ Nắm vững cơ bản một số kỹ năng nhằm tạo lập mối quan hệ nội bộ thông qua kênh giao tiếp và làm việc theo tổ đội sản xuất.
Đối tượng
+ Tổ trưởng sản xuất, Tổ phó
+ Cán bộ quản lý liên quan đến sản xuất.
+ Các đối tượng có nhu cầu quan tâm đến lĩnh vực này