Những lưu ý để lập kế hoạch bảo dưỡng nhà máy hiệu quả

Đánh giá bài viết

Để chuẩn bị kế hoạch bảo dưỡng nhà máy, thông thường kế hoạch được lập theo những đề mục, sau đấy chuẩn bị quy trình thực hiện chi tiết

Để chuẩn bị kế hoạch bảo dưỡng nhà máy, kế hoạch tổng quát, thông thường kế hoạch được lập theo những đề mục. Sau đấy chuẩn bị quy trình thực hiện chi tiết dựa trên quyết định chính thức về các hạng mục bảo dưỡng, phương pháp bảo dưỡng và qui trình bảo dưỡng nhà máy.

Những lưu ý khi lập kế hoạch bảo dưỡng nhà máy

  1. Phải thu thập dữ liệu về kiểm tra và bảo dưỡng của từng phân xưởng, máy móc nhằm lập kế hoạch và tiến hành công tác bảo dưỡng công nghiệp được hiệu quả hơn như vệ sinh, làm sạch, sửa chữa, thay thế, tân trang, … Các dữ liệu này rất hữu ích cho các lần lập kế hoạch bảo dưỡng nhà máy tiếp sau.
  2. Đảm bảo những yêu cầu bảo dưỡng nhà máy: phải lấy thông tin từ phòng ban sản xuất về tình trạng máy móc trong thời gian vận hành, phòng bảo trì có thể phát hiện được các sự cố như: tích tụ bẩn (fouling), tạo cốc (coking), ăn mòn, xói mòn ở các thiết bị tĩnh, những hỏng hóc của các thiết bị quay, … trong trường hợp này, nhân viên bảo trì sẽ đề xuất thực hiện những công việc bảo dưỡng theo từng hạng mục khi thiết bị vẫn đang hoạt động.
  3. Kế hoạch bảo dưỡng nhà máy phải được lập dựa trên kế hoạch sản xuất, tức kế hoạch nhập liệu và xuất sản phẩm,…
  4. Các hạng mục cần chú ý khi lập kế hoạch bảo dưỡng nhà máy
  5. Cân bằng những phân xưởng phụ trợ
  6. Nguồn nhân lực có sẵn phục vụ công tác bảo dưỡng nhà máy, phân bố nhân lực thích hợp với phạm vi và hạng mục công việc

Những việc khác cần lưu ý để lập kế hoạch bảo dưỡng hiệu quả hơn:

1. Các thiết bị, vật tư dự phòng (spare parts), nguyên vật liệu phải sẵn có trong thời gian thực hiện công việc bảo trì công nghiệp. Thường thì thiết bị dự phòng và nguyên vật liệu được dự trữ cho công tác bảo dưỡng được quyết định theo kinh nghiệm.

2. Ngân sách

Bảo dưỡng nhà máy thường được dự toán dựa trên kinh nghiệm, các ngân sách dành cho hoạt động bảo dưỡng ưu tiên được quyết định đặc thù

3.Thời gian

Thực hiện bảo dưỡng nhà máy thường bị giới hạn bởi lịch trình sản xuất. Lập một kế hoạch bảo dưỡng mang hiệu quả nhất thường dựa trên kinh nghiệm, nhân công, thiết bị và qui trình bảo dưỡng sẵn có. Để tránh thời gian ngưng hoạt động nhà máy, phải thực hiện nhiều công tác như kiểm tra, chuẩn bị bảo dưỡng có thể thực hiện khi nhà máy đang hoạt động. Thời tiết cũng là 1 tham số tác động đến kế hoạch bảo dưỡng

4. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng các thiết bị, nhân công, nguyên vật liệu và thời gian, kế hoạch bảo dưỡng cần phải đảm bảo được áp dụng cho toàn bộ nhà máy. Việc xác định thời gian hoạt động an toàn và thời gian ngưng hoạt động bắt buộc cho công việc bảo dưỡng là tham số rất quan trọng khi lập kế hoạch. Để đạt được yêu cầu này, việc thu thập dữ liệu về kiểm tra, bảo dưỡng là rất quan trọng

5. Nếu dữ liệu kiểm tra và bảo trì công nghiệp được thu thập đầy đủ, công tác bảo dưỡng nhà máy sẽ được thực hiện hiệu quả hơn. Đối với thiết bị đã sử dụng được vài năm, nên thực hiện công tác bảo dưỡng sau khi shutdown hàng năm nhằm thu thập dữ liệu

6.Công việc rà soát, sửa chữa, bảo dưỡng cho từng thiết bị riêng lẻ nên thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tham gia khóa học “Quản lý bảo trì theo phương pháp TPM” của Trường Đào tạo Nghiệp vụ & Kỹ thuật MTC để cùng với các chuyên gia MTC chia sẻ về những phương pháp hữu hiệu trong công tác bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất.

Tham khảo về khóa học tại đây

>> Xem thêm:Khóa đào tạo quản đốc sản xuất, Quản trị sản xuất tinh gọn theo Lean Manufacturing

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon challenges-icon