Những nội dung cơ bản khi lập kế hoạch sản xuất

4.7/5 - (93 bình chọn)

Lập kế hoạch sản xuất giữ vai trò rất quan trọng vì toàn bộ nhà máy, doanh nghiệp sẽ phải vận hành theo kế hoạch sản xuất được lập. Hiểu được ý nghĩa của kế hoạch sản xuất, phương pháp lập và điều hành kế hoạch hiệu quả sẽ giúp tổ chức tăng hiệu quả sản xuất của mình từ đấy tăng cao lợi nhuận. Nếu bạn đang băn khoăn cách lập kế hoạch sản xuất như thế nào thì bài viết “Những nội dung cơ bản khi lập kế hoạch sản xuất” của Trường MTC dành cho bạn.

Lập kế hoạch sản xuất là cụ thể hóa kế hoạch marketing: sản phẩm sẽ được cung cấp như thế nào, sử dụng những nguồn lực gì? chi phí sản xuất là bao nhiêu?… Dưới đây là những nội dung cơ bản của một kế hoạch sản suất. 

1. Nội dung lập kế hoạch sản xuất  

Mô tả sản phẩm và số lượng  

Sản phẩm được mô tả từ góc độ sản xuất, sản phẩm được hoàn thành từ những chi tiết nào? Vật liệu cấu thành sản phẩm là gì? Các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, các công đoạn để sản xuất sản phẩm 

Số lượng sản phẩm dự định sản xuất  

Phải biết cần sản xuất các sản phẩm như thế nào, số lượng bao nhiêu để đáp ứng kế hoạch marketing và tồn kho của doanh nghiệp. 

Máy móc trang bị và nhà xưởng  

Cần sử dụng những mẫu máy móc trang bị nào, công suất bao nhiêu, lấy đồ vật từ nguồn nào (có sẵn, nhập mới,…) cần nhà xưởng rộng bao nhiêu m2, sắp đặt như thế nào, kế hoạch khấu hao nhà xưởng, vật dụng,… Kế hoạch máy móc vật dụng và nhà xưởng cần được sắp xếp riêng vì phần này sẽ ảnh hưởng tới quyết định về các nguồn lực khác. Máy móc, thiết bị và nhà xưởng thường được đầu tư lớn vì thế kế hoạch máy móc trang bị và nhà xưởng rất cần thiết để lập kế hoạch tài chính sau này. 

Phương thức sản xuất  

Doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm như thế nào: quy trình, kỹ thuật để cung ứng sản phẩm, chi tiết hoặc công đoạn nào tự sản xuất/gia công bên ngoài, tại sao, v.v… 

Nguyên vật liệu và các nguồn lực khác  

Nhu cầu sử dụng và tồn kho vật tư, chất lượng và số lượng như thế nào, ai là nhà cung cấp, nguyên vật liệu thay thế là gì, số lượng mua tối ưu, phương thức sản xuất, các rủi ro có thể xảy ra.  

Những yêu cầu về nhân lực 

 Số lượng lao động, trình độ tay nghề, kế hoạch đáp ứng (tuyển dụng, đào tạo,…)

Dự toán chi phí hoạt động 

Cần bao nhiêu vốn đầu tư, những chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 

Lợi thế cạnh tranh

Xác định xem nhân tố cạnh tranh nào là chủ yếu và là yếu tố ảnh hưởng để ra quyết định lựa chọn những phương án sản xuất, đầu tư máy móc trang bị, bao gồm: chất lượng, quy mô, kỹ thuật, giá tiền, khả năng đáp ứng nhanh, kinh nghiệm,…

Những yếu tố cần lưu ý khi lập kế hoạch sản xuất

Yêu cầu tối quan trọng của bộ phận Planning là phải biết được các thông tin cần phải có liên quan tới tình hình của doanh nghiệp ở hầu hết các phòng ban liên quan tới sản xuất. Bằng phương pháp truyền thống, người lập kế hoạch sẽ tổng hợp các báo cáo từ các phòng ban khác trong doanh nghiệp và tiến hành phân tích để lên kế hoạch sản xuất phù hợp theo tiến độ kế hoạch. 

2. Mục tiêu lập kế hoạch sản xuất

  • Sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có

Kế hoạch sản xuất được đề ra để giúp cho việc quản lý, phân công nguồn nhân lực, hoạt động của máy móc, thiết bị, qui trình sản xuất sao cho nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và hiệu quả nhất.

  • Hạn chế lãng phí các nguồn lực

Khi kế hoạch sản xuất chưa đủ chi tiết và hợp lý, có thể sẽ gây ra sự chồng chéo, tiêu hao nguồn nhân lực, lãng phí thời gian và chi phí, từ đó, có thể phát sinh những vấn đề lớn hơn gây ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp.

  • Tăng sự ổn định trong sản xuất

Khi xảy ra bất kì sự cố nào đẩy quá trình sản xuất đi khỏi quỹ đạo đã được định sẵn, các hoạt động sản xuất phải đối mặt với sự nhiễu loạn, và bị đình trệ. 

Việc dự đoán được những rủi ro, vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất để lên kế hoạch phòng tránh và đưa ra hướng giải quyết kịp thời, tránh cho sự việc đi quá xa, gây mất kiểm soát.

  • Hoàn thành sản phẩm đúng hạn, đúng yêu cầu

Việc sản phẩm làm ra đúng theo yêu cầu về số lượng, chất lượng và thời hạn của khách hàng là vô cùng quan trọng, vì thế, việc đề ra các mục tiêu sản xuất cũng không thể bỏ qua.

Việc làm theo mục tiêu khiến cho các hoạt động trở nên thuận lợi, trôi chảy, đồng thời, cũng có những biện pháp điều chỉnh kịp thời khi xảy ra sai lệch.

3. Mục tiêu lập kế hoạch sản xuất

Hiện nay, việc lập kế hoạch sản xuất không còn quá khó khăn khi mà phần mềm ERP được ra đời nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. 

Phần mềm ERP mang đến các tính năng hữu ích:

  • Xác định qui trình sản xuất (bao gồm đầu vào, đầu ra, cùng chi phí tương ứng)
  • Xác định nguyên vật liệu và chi phí cần thiết cho quá trình sản xuất
  • Lập kế hoạch sản xuất dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường về cung và cầu của sản phẩm
  • Tự do thu hồi và thay đổi các thông số đầu vào 
  • Phân tích mức độ hiệu quả của quá trình sản xuất
  • Tùy chỉnh kế hoạch sản xuất cho từng ngày

Bạn sẽ học được cách lập kế hoạch, từng bước thực hiện và những nội dung cần thiết để tự tạo cho mình một bảng kế hoạch hoàn chỉnh cùng với khóa học tại trường MTC. Còn chần chờ gì nữa, đăng ký ngay nhé


 

 >> Xem thêm:Khóa đào tạo Quản đốc phân xưởng chuyên nghiệpTổ trưởng sản xuất

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon challenges-icon