Phương pháp cân bằng chuyền sản xuất được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực. MTC sẽ giới thiệu quy trình cân bằng chuyền đã được nhiều chuyên gia và các nhà máy áp dụng trong thực tế sản xuất.
Sản xuất theo chuyền là hình thức sản xuất bố trí theo một dòng chảy, trong đó các nguyên công (Task) được phân vào các Trạm (Workstation). Nguyên liệu sẽ đi vào đầu dây truyền và sản phẩm được lấy ra cuối dây truyền.
1.Ưu điểm của việc thực hiện theo phương pháp cân bằng chuyền sản xuất
Hiện nay sản xuất theo dây chuyền là phương thức sản xuất được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực. Như dệt may, da giày, điện thoại, chế biến thực phẩm… với nhiều ưu điểm là:
– Tốc độ sản xuất nhanh
– Chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp
– Chuyên môn hóa lao động, giảm chi phí và thời gian đào tạo
– Khả năng kiểm soát quá trình sản xuất cao
– Dễ dàng bố trí các dòng nguyên liệu và sản phẩm cũng như vị trí máy móc thiết bị
2. Dây chuyền cân bằng sản suất cần đảm bảo những gì?
Tuy nhiên để một dây chuyền đạt được những hiệu quả trên thì yếu tố quan trọng nhất chính là cân bằng. Một dây chuyền cân bằng cần phải đảm bảo được các điều kiện:
– Khối lượng công việc được phân chia đều
– Không có sự chờ đợi
– Không có các nút thắt trên dây chuyền
– Không có bán thành phẩm tồn tại trên dây truyền
– Lượng sản phẩm trạm trước tạo ra đúng bằng lượng sản phẩm trạm sau cần
Chính vì vậy bài toán được đặt ra đối với các dây chuyền sản xuất không cân bằng là: “Phải có các giải pháp để đưa dây chuyền về trạng thái cân bằng”. Để giải quyết được bài toán này cần đánh giá toàn bộ dây chuyền theo nhiều yếu tố. Như: không gian sản xuất, nhân công, quy mô sản xuất, tình trạng máy móc thiết bị,…
3. Quy trình cân bằng chuyền cần phải biết!
Dưới đây xin trình bày một quy trình cân bằng chuyền. Đã được nhiều chuyên gia và các nhà máy áp dụng trong thực tế sản xuất:
– Bước 1: Xác định các thao tác thực hiện trên từng trạm.
– Bước 2: Loại bỏ những thao tác thừa và không cần thiết.
– Bước 3: Phân tích thời gian thực hiện từng thao tác của từng công nhân, hướng dẫn phương pháp thực hiện tối ưu để hoàn thành trong thời gian ngắn nhất.
– Bước 4: Xác định thời gian tối ưu T (Nhịp sản xuất)
Trong đó: Tổng thời gian = Thời gian trạm 1 + Thời gian trạm 2 +…+ Thời gian trạm n
– Bước 5: Vẽ biểu đồ thời gian cho các trạm.
– Bước 6: Phân chia lao động giữa các trạm sao cho thời gian tiêu tốn của mỗi trạm bằng thời gian tối ưu và chuẩn bị số thiết bị phục vụ công tác sản xuất cho các cá nhân được chuyển.
Có thể nói công việc phân chia lao động để cân bằng thời gian giữa các trạm là khó thực hiện nhất. Bởi mỗi công nhân có một năng lực làm việc khác nhau. Chính vì vậy để cân bằng chuyền có thể thực hiện theo một số căn cứ sau:
– Phải tối đa hóa chuyên môn của công nhân cho từng công đoạn, tạo điều kiện để người lao động có thể phát huy hết khả năng của bản thân.
– Các bước trong công việc nên được thực hiện bởi cùng một bậc thợ hoặc tương đương, nếu không thể bố trí được thì nên chọn thợ có cấp bậc liền kề để đảm bảo tính đồng đều trong chất lượng sản phẩm
– Phù hợp với năng lực công nhân. Tránh trường hợp một công đoạn đòi hỏi bậc thợ cao lại được đảm trách bởi công nhân có tay nghề bậc thấp thì tương đương với chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Trong trường hợp ngược lại thì sẽ lãng phí cho việc sử dụng lao động và trả lương cho công nhân.
– Bám sát theo sơ đồ, công đoạn chuẩn.
– Trong thực tế khi phân công lao động cần quan tâm tới tình trạng sức khỏe, tâm lý của người công nhân trong sản xuất và tình trạng máy móc của nhà xưởng để đảm bảo phân công trên lý thuyết có thể ứng dụng được trong thực tế.
– Nếu tại vị trí làm việc công nhân có sức khỏe không tốt và máy móc hay hư hỏng thì trong phân công lao động, số công nhân có khuynh hướng làm tròn lên, trong trường hợp ngược lại số công nhân có khuynh hướng làm tròn xuống.
– Số lượng công nhân trên lý thuyết có thể sai lệch với số công nhân trong phân công lao động, tuy nhiên sự phân công lao động chỉ hợp lý khi sự sai lệch là 10%.
Nguồn: Trang tin Năng xuất chất lượng – Bộ Công thương