Khai giảng Tổ trưởng sản xuất 29/7

Đánh giá bài viết
  • Khi hết NVL trên chuyền sản xuất “ Tổ trưởng ơi”
  • Hôm nay em bận việc, tổ trưởng cho em off 1 buổi “Tổ trưởng ơi”
  • Sản phẩm chạy không đủ sản lượng… “Tổ trưởng ơi”
  • Hàng chạy lỗi… “Tổ trưởng ơi”
  • Sao chưa cập nhật báo cáo sản lượng “Tổ trưởng ơi”

… Hàng chục thông tin khác cần xử lý…

Một 1 ngày 1 tổ trưởng sản xuất phải phụ trách rất nhiều hạng mục công việc lớn nhỏ, vậy làm sao đảm bảo tổ trưởng có thể hoàn thành tốt và không để xót công việc nào, ngoài ra còn đảm bảo được sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của bản thân.

Tổ trưởng sản xuất – mắc xích quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp

Tổ trưởng sản xuất có thể không có những trách nhiệm lớn lao như những cấp quản lý cao hơn, nhưng họ là chất keo kết dính mọi thứ lại với nhau; là nền tảng quan trọng làm cầu nối chiến lược bên trên với hiện trường sản xuất.

Tổ trưởng sản xuất là người đứng đầu của một tổ gồm một nhóm công nhân trong nhà máy, phân xưởng; có nhiệm vụ quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động diễn ra trong tổ sản xuất đó.

Công việc của tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp:

Quản lý thành phẩm

– Nhận kế hoạch hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày tổ, chuyền, phân xưởng,….

– Phân công công việc cho từng tổ viên hợp lý, phù hợp với khả năng, sở trường và trình độ chuyên môn, tay nghề

– Kiểm tra đầy đủ số lượng, chất lượng thành phẩm, phụ liệu và các vật tư phục vụ sản xuất.

– Chịu trách nhiệm giao nộp kịp thời và đầy đủ sản phẩm đạt yêu cầu do chuyền mình làm ra.

– Thực hiện ghi chép các số liệu, thông số kỹ thuật,…trong phạm vi quản lý khi được phân công

Quản lý con người

– Thực hiện việc chấm công hàng ngày, ghi chép đầy đủ và chính xác

– Định kỳ tổ chức đánh giá tình hình lao động sản xuất, việc chấp hành các quy trình, quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động sản xuất trong tổ…

Quản lý thiết bị

– Nắm được tình hình các thiết bị thuộc phạm vi quản lý như số lượng, phương thức vận hành, chất lượng hoạt động,…

– Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tổ viên thực hiện đúng quy trình, quy định, quy chuẩn về kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật an toàn.

– Tổ chức nơi làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, khoa học; đảm bảo an toàn và vệ sinh; đồng thời đảm bảo an toàn trong lao động

Đào tạo và tự đào tạo

– Phổ biến, hướng dẫn nhiệm vụ của từng người và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn mà công nhân chịu trách nhiệm.

– Tích cực tham gia các khóa huấn luyện về nghiệp vụ quản lý, an toàn sức khỏe và môi trường.

Công việc của một tổ trưởng sản xuất đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và giao tiếp xã hội trong việc quản trị con người, điều phối sản xuất,…Vì vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đào tạo tổ trưởng sản xuất để các công việc trong tổ sản xuất trở nên dễ dàng hơn.

 

Thấu hiểu tất cả những khó khăn của các tổ trưởng nói riêng, cũng như mong muốn đào tạo, xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên nghiệp của các doanh nghiệp nói chung.

MTC khai giảng khoá “Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp”.

Khai giảng: 29/07/2022

Thời lượng: 6 buổi (Thứ 6 – Thứ 7 – CN)

Hình thức học: Học offline, học trực tiếp cùng chuyên gia

📌 Tìm hiểu thêm các khoá học về khoá học “Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp “:https://mtc.edu.vn/dao-tao-tu-van/to-truong-san-xuat/
📌 Tìm hiểu thêm các khoá học về QL sản xuất: https://mtc.edu.vn/dao-tao/bct-qlsx/

Với hơn 30 kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, chúng tôi cam đoan sẽ mang đến cho bạn không chỉ là kiến thức bạn cần, mà còn là cái nhìn tổng quan hơn, toàn diện hơn về những gì bạn sắp làm, đồng thời, cung cấp cho bạn những kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo và cả các kỹ năng mềm cần thiết.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số hotline 0932 001 777 (Ms Xuân Dung); 0947 433 422 (Ms Hồng Ngân) hoặc gửi mail về địa chỉ tuvandaotao@mtc.edu.vn để được tư vấn thêm.

 

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon challenges-icon