Kho hàng đại diện cho một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng và nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường doanh nghiệp có cấu trúc tốt, không có lỗi và hoạt động hiệu quả. Dưới đây là năm thách thức thường gặp mà doanh nghiệp hay gặp phải khi quản lý kho hàng:
1. Độ chính xác của hàng tồn kho (Inventory accuracy)
Nếu không có hệ thống tự động, các công ty thường không biết họ có những gì trong kho, gây ra sự thiếu chính xác. Khả năng hiển thị không đầy đủ có thể dẫn đến tích tụ hàng tồn kho dư thừa/lỗi thời hoặc thiếu hụt ngoài dự kiến. Hàng tồn kho dư thừa có thể làm giảm dòng tiền, tạo ra các vấn đề về không gian nhà kho, tăng chi phí để chứa thêm vật liệu và cuối cùng dẫn đến dịch vụ khách hàng không hiệu quả. Tuy nhiên, thiếu hàng tồn kho có xu hướng là vấn đề lớn hơn vì nó có thể dẫn đến các đơn đặt hàng không được cung ứng và khách hàng không hài lòng.
2, Vị trí hàng tồn kho (Inventory location)
Thiếu giám sát hàng tồn kho có thể làm chậm hoạt động và tăng chi phí. Nếu không có thông tin chi tiết đầy đủ về vị trí đặt để hàng hoá, những người lấy hàng sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm các mặt hàng cần vận chuyển, điều này làm chậm quá trình chất hàng và tạo ra thêm lãng phí trong phân bổ lao động và ảnh hưởng đến lịch trình xuất hàng.
3. Sử dụng không gian/bố trí nhà kho (Space utilization/warehouse layout)
Nếu bạn không tối ưu hóa hệ thống lưu trữ, giá đỡ và pallet, sẽ dẫn đến lượng không gian cần thiết để chứa hàng tồn kho sẽ tăng lên. Bố trí nhà kho không hiệu quả cũng gây lãng phí lực lượng lao động. Ví dụ: nếu bạn có hàng tồn kho của các mặt hàng bán chạy ở góc khuất trong kho, bạn sẽ phải lái xe đi xa hơn mức cần thiết nếu bạn bố trí nhà kho một cách tối ưu hơn.
4. Quy trình rườm rà (Redundant processes)
Nhân viên kho hàng thường chuyển phiếu lấy hàng hoặc tài liệu khác qua tay nhiều người. Người muốn lấy hàng sẽ chuyển nó cho nhân viên kiểm hàng, người này sẽ chuyển nó cho người sắp xếp, người này sẽ chuyển nó cho người lấy hàng, v.v. Công nghệ mã vạch ngày nay được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống kho hàng tự động, nhằm loại bỏ những thủ tục không cần thiết này.
5. Tối ưu hóa chọn hàng (Picking optimization)
Đối với các nhà kho vẫn còn các quy trình thủ công, các nhà kho này đa phần không có lộ trình cụ thể nào được thực hiện để lấy hàng cho lô hàng, điều này làm tăng thêm thời gian không cần thiết cho quy trình. Với tính năng chọn/đặt hàng theo hướng hệ thống, việc lấy hàng dễ dàng được tự động hóa, giúp giảm hao mòn cho cả thiết bị và lực lượng lao động của bạn.
Ngày nay, chuỗi cung ứng linh hoạt trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều nhà kho chuyển sang tự động hóa để giúp vận hành trơn tru hơn.
>> Chương trình học Nghiệp vụ quản lý kho chuyên nghiệp