Công việc của một người tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp

Đánh giá bài viết

Tổ trưởng sản xuất là người đứng đầu của một tổ gồm một nhóm công nhân trong nhà máy, phân xưởng; có nhiệm vụ quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động diễn ra trong tổ sản xuất đó. Qua bài viết này, Trường MTC sẽ giới thiệu công việc của một người tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp.

Công việc của tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp

1. Quản lý thành phẩm

Việc làm đầu tiên cũng là quan trọng trong công việc của tổ trưởng sản xuất là:

– Nhận kế hoạch hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày của Chi nhánh điện, Đội, phân xưởng,…. Chịu trách nhiệm trước Quản đốc xưởng về việc nhận và tổ chức thực hiện lao động sản xuất, đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao

– Phân công công việc cho từng tổ viên hợp lý, phù hợp với khả năng, sở trường và trình độ chuyên môn, tay nghề nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả, chất lượng công việc.

– Kiểm tra đầy đủ số lượng, chất lượng thành phẩm, phụ liệu và các vật tư phục vụ sản xuất.

– Chịu trách nhiệm giao nộp kịp thời và đầy đủ sản phẩm đạt yêu cầu do chuyền mình làm ra.

– Thực hiện ghi chép các số liệu, thông số kỹ thuật,…trong phạm vi quản lý khi được phân công

– Đôn đốc nhân viên KCS kiểm tra từng công đoạn khi hàng mới lên và kiểm tra 100% về kỹ thuật cũng như các phụ liệu như nhãn chính, nhãn thành phần, vệ sinh công nghiệp.

– Thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được giao.

2. Quản lý con người

Ngoài ra, tổ trưởng sản xuất cần:

– Thực hiện việc chấm công hàng ngày, ghi chép đầy đủ và chính xác mọi công việc và hoạt động của tổ vào sổ nhật ký vận hành của tổ sản xuất.

– Định kỳ tổ chức đánh giá tình hình lao động sản xuất, việc chấp hành các quy trình, quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động sản xuất trong tổ; thực hiện khen thưởng hoặc kiểm điểm; đề xuất khen thưởng hoặc kiểm điểm những cá nhân cụ thể trong tổ.

 Tổ trưởng cần thường xuyên hướng dẫn và theo dõi lao động trong quá trình làm việc

3. Quản lý thiết bị

– Nắm được tình hình các thiết bị thuộc phạm vi quản lý như số lượng, phương thức vận hành, chất lượng hoạt động,…; kiểm tra và kịp thời phát hiện, chủ động giải quyết những tồn tại và phát sinh nhằm đảm bảo quá trình vận hành an toàn, liên tục, hiệu quả.

– Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tổ viên thực hiện đúng quy trình, quy định, quy chuẩn về kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật an toàn; quản lý và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, máy móc sản xuất, phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân, trang bị phương tiện kỹ thuật an toàn và các phương pháp sơ – cấp cứu cho người bị nạn.

– Tổ chức nơi làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, khoa học; đảm bảo an toàn và vệ sinh; đồng thời đảm bảo an toàn trong lao động; thực hiện tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ mất an toàn, đe dọa mất an toàn cho thiết bị và con người trong quá trình lao động sản xuất.

Tổ trưởng sản xuất cần kiểm tra các thiết bị hằng ngày

4. Đào tạo và tự đào tạo

– Phổ biến, hướng dẫn nhiệm vụ của từng người và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn mà công nhân chịu trách nhiệm. Thường xuyên kiểm tra nhất là các công đoạn mới và khó.

– Tích cực tham gia các khóa huấn luyện về nghiệp vụ quản lý, an toàn sức khỏe và môi trường, phân tích an toàn và phát hiện sự cố tại nơi làm việc khi được tạo điều kiện.

Công việc của một tổ trưởng sản xuất đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và giao tiếp xã hội trong việc quản trị con người, điều phối sản xuất,…Vì vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đào tạo tổ trưởng sản xuất để các công việc trong tổ sản xuất trở nên dễ dàng hơn.

 

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon challenges-icon